Vài mẹo nhỏ khi in trên Metallize

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/07/2015 13:47 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 2176
Dưới đây là kinh nghiệm thực tế đúc kết ra một số vấn đề khi in trên giấy ghép metallize. Chúng tôi chia sẻ để quý khách có thể gặp phải những trường hợp tương tự và có hướng xử lý tốt nhất
 
1. Các loại màng metallize: 
Trên thị trường hiện đang bán rất nhiều loại như: bóng, bông, 7 màu...
Lưu ý: Tùy nhà cung cấp sẽ có từng loại màng có bề mặt (độ bóng) khác nhau. Mảng phải được xử lý Corona (2 mặt càng tốt).

2. Keo ghép phù hợp:
- Ghép bằng keo sữa (Chưa nghe thấy ghép bằng keo khác)
Ưu điểm: rẻ, bất cứ cơ sở lớn nhỏ nào cũng có thể ghép được.
Nhược điểm: dễ bong tróc, bề mặt kém mịn, đôi khi nổi rõ thớ giấy.
- Ghép bằng máy cán màng nhiệt
Ưu điểm: Bề mặt khá mịn, độ bám cao.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao đòi hỏi kiến thức khi vận hành.
Lưu ý: Nếu cần bồi lên loại giấy để có độ dày theo ý muốn vẫn phải dùng keo sữa.

3. Các loại giấy thường dùng để ghép: C150 trở lên, Ivory, Duplex. Trong đó hai loại sau là thông dụng hơn cả khi dùng làm bao bì.
Lưu ý: Khi mua giấy nên lưu ý khổ giấy lớn hơn khổ in khoảng 3 cm để xén, tránh bong tróc ở 2 mép.

Mời các bạn tham gia thảo luận tại trang VẬT TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ NGÀNH IN 
PHẦN MỀM
1. Lót trắng trong thiết kế
Màng metallize có độ phản xạ ánh sáng rất cao nên tùy đối tượng in cụ thể sẽ có cách lót trắng khác nhau. 
Khi thiết kế, soft ứng dụng mặc định là màu trắng. In offset thường đó cũng là màu giấy. Trên màng metallize thì không đơn giản như vậy.
 
- Chữ không cần lót trắng:
Chữ đây là những đối tượng in nhỏ như chú thích, thành phần, công thức... đơn sắc hay màu pha. Tùy trường hợp ta cũng có thể không lót cho chữ lớn, miễn là thợ in chịu ép màu.
 
- Bóng đổ cho đối tượng:
Khi đối tượng in được đổ bóng hay các hiệu ứng bóng đổ ta nên lưu ý một điều là bóng trên nền lót trắng bao giờ cũng đậm hơn so với bóng trên màng metallize.
 
Tất nhiên, nếu khách hàng không quá khó tính và đồi tượng được đổ bóng có kích thước nhỏ thì không sao. 
 
- Transparency trên màng metallize:
Nếu các bạn muốn dùng Transparency trong thiết kế cho in trên màng metallize thì lưu ý: NẾU TRÊN FILE LÀ 50% THÌ KHI CHẾ BẢN PHẢI TĂNG LÊN LÀ 60-65% vì tính phản xạ cao của màng và không làm khó thợ in, dẫn đến việc phải chạy ép màu khiến cho tổng quan màu sắc không chính xác.
 
2. Lót trắng trong chế bản
Nếu bạn đã có kiến thức về chế bản thì việc này không khó gì. Nhưng đối với ngườì với vào nghề mình xin chỉ một mẹo nhỏ.
 
Khi bình lót trắng thì màu lót trắng lun nhỏ hơn đối tượng nằm trên là 0.1-0.2 mm/mỗi cạnh (tùy theo khổ in). Khổ in càng lớn thì thông số càng lớn nhưng cũng không nên quá 0.3mm. Tức là CO NHỎ TỨ BỀ.
Đối với đối tượng là Vectors:
Trong Corel dùng lệnh Contour, Illus dùng Offset Bath. PSD thì tạo vùng chọn đối tượng>Select>Modify>Contract và không dùng Feather.
 
3. Tram trong in trên màng metallize:
Tram thường dùng là 130 hay 150. Chưa thử 175 bao giờ vì hầu như chả nhà in nào dám nhận. Nếu là sản phẩm cao cấp thì ra CTP.

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG