Kỹ thuật in lụa có lẽ không còn quá xa lạ đối với chúng ta, bởi ứng dụng vô cùng rộng rãi của kỹ thuật in lên bề mặt sản phẩm này như : in lụa trên vải, in lụa trên áo thun, in lụa áo đá banh, in lụa trên áo mưa, in lụa trên ly thủy tinh, in lụa thiệp cưới, in lụa name card, in lụa trên decal, in lụa trên gỗ…. và hàng ngàn sản phẩm khác.
Để tạo ra một sản phẩm in lụa tốt ngoài kỹ thuật in, máy in lụa, chất liệu in điều quan trọng nhất mà một người thợ gia công phải nắm bắt đó là mực in lụa.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mực in lụa, thường nghĩ tới mực in chúng ta chỉ hình dung ra một số loại mực để viết, in sách báo… nhưng mực in lụa là cả một kho tàng kiến thức khổng lồ. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết khi mua mực in lụa để có cái nhìn tổng quát hơn về nghề này nhé !
cong ty in lua
Mực in lụa rất đa dạng gồm một số loại như: mực in lụa uv, mực in lụa sico, mực in lụa gốc nước, mực in lụa plastisol… mực in lụa thường đậm đặc hơn mực in phun, offset, in kỹ thuật số. Xét theo nguồn gốc thì được chia làm 2 loại là mực gốc nước và mực gốc dầu.
+ Mực gốc nước : thường có đặc tính hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường, dùng để in trực tiếp lên các vậy làm từ xenluloza như vải sợi, bông, đây, mây tre, gỗ, chiếu…. mực in nhóm này để khô tự nhiên không cần xử lý qua ánh sáng. Loại mực này thường kém bám hơn mực dầu tuy nhiên rất thân thiện với môi trường.
Một số mực gốc nước phổ biến như: matsui, colorlab, silkflex, shinakamura, furukawa, CSC.. đây là các loại mực in lụa trên giấy, mực in lụa trên vải thường thấy. Trong nghành vải người ta sử dụng 2 loại mực phổ biến là bóng dẻo và hàng nước. Bóng dẻo tạo bè mặt gồ lên vải hay còn gọi là cách in nứt trên vải, còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải. Hiện nay các loại mực đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên nếu muốn bạn có thể tự mua về pha và điều chế.
+ Mực gốc dầu: được điều chế từ gốc dầu mỏ nên gọi là mực gốc dầu, có mùi dầu, nặng nhẹ tùy loại. đặc điểm của loai mực này là độ bám cao nhưng độc hại hơn mực gốc nước. Ứng dụng in lên vải, in lụa trên kính, in lụa trên kim loại,… cần lưu ý cách pha mực in lụa sao cho đúng liều lượng đúng cách mới tạo ra mực in hoàn hảo,
+ Mực in Plastiol
Thuộc loại gốc dầu nhưng được tách ra một đề mục riêng. Khó nhận biết khi ngửi, khó nhận biết khi nhìn phải trộn với dung môi mới phân biệt được. Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt. là loại mực được ưa chuộng sử dụng trong in lụa.
+ Mực UV: mực uv là mực gốc dầu có đặc tính phải sấy bằng tia uv mới chết mực. in được trên rất nhiều vật liệu và bám tốt. có một lợi thế nữa là độ trog suốt tuyệt hảo. Rất nhiều nơi bán mực in lụa mực uv rộng rãi trên thị trường.
Hy vong những thông tin trên giúp bạn có thêm lưu ý khi mua mực in lụa, có thể tìm đến các cơ sở in lụa uy tín để tư vấn và báo giá in lụa chi tiết. Liên hệ số hotline 0976 249 627 Ms Loan để được tư vấn miễn phí
MUCUV.COM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - GIÁ HỢP LÝ - HOTLINE: 0976 249 627 - GIAO HÀNG TOÀN QUỐC - 24/7
Ý kiến khách hàng