DANH MỤC MỰC IN

TƯ VẤN 247

Skype: daxiong134
Mobile: 0985.748.369
 

Skype: xiaoluan148
Mobile: 0976.249.627
 

Tư vấn hiệu quả

GIÁ TỐT TRONG TUẦN

MÁY NGÀNH IN


Xem ảnh lớn

MỰC IN LỤA TRÊN THIỆP CƯỚI GIÁ RẺ NHẤT HIỆN NAY

Đăng ngày 21-08-2015 04:01:00 AM - 9439 Lượt xem Giá : liên hệ CSKH

Thiệp cưới ngày nay có thể được in bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, lịch sử và nguồn gốc của thiệp cưới lại liên quan mật thiết đến sự phát minh ra máy in. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại mực in thiệp cưới, mực in thiệp cưới bằng phương pháp in lụa, mực un thiếp cưới giá rẻ. Vật tư máy móc thiết bị in lụa phục vụ in thiệp cưới giá tốt nhất hiện nay.

Đánh giá : 0 điểm 1 2 3 4 5

Chia sẻ :
 
 
Thiệp cưới là một lá thư trang trọng gửi đến nhiều vị khách để mời họ tham dự lễ cưới. Thiệp cưới được gửi trước ngày cưới từ 4-6 tuần để thông báo thời gian buổi lễ. Nhờ đó, các khách mời có thể sắp xếp đến tham dự. Thời trung cổ, đám cưới ở Anh đã được thông báo bằng lời nói. Một anh rao tin được sử dụng để đi dọc các tuyến phố để thông báo về đám cưới thay cho thiệp cưới. Hơn nữa, do nạn mù chữ, thông lệ gửi thiệp cưới có nguồn gốc từ tầng lớp quý tộc. Các gia đình thường triệu tập các tu sĩ, những người có nhiều kỹ năng trong nghệ thuật thư pháp để chuẩn bị lời mời thiệp cưới giúp họ. Những thiệp cưới này được niêm phong bằng sáp và thường mang theo huy hiệu hoặc hình dấu cá nhân…
 
 
 
Johannes Gutenberg (khoảng năm 1390 – 3 tháng 2 năm 1468), là một công nhân đồng thời là một nhà phát minh người Đức. ông trở nên nổi tiếng vì phát minh ra phương pháp in dấu vào năm những năm 1450. Trong kĩ thuật này, mực được in đơn giản lên giấy nên thiệp cưới ngày đó còn kém chất lượng. Ngoài ra, truyền thống thông báo thiệp cưới đám cưới qua báo chí cũng trở nên phổ biến trong thời gian này. Năm 1642, thuật in khắc lên mặt kim loại của Ludwig von Siegen ra đời đã góp phần cải thiện chất lượng thiệp cưới, giúp chúng (thiệp cưới) tiếp cận tầng lớp trung lưu mới nổi.
Kỹ thuật in khắc thiệp cưới yêu cầu một nghệ nhân “viết tay” văn bản dạng đảo ngược lên một tấm kim loại bằng dụng cụ khắc. Sau đó tấm kim loại này được dùng để in thiệp cưới. Khi in, thiệp cưới được giữ cho khỏi nhòe nhờ 1 tờ giấy lụa mỏng đặt bên trên. Cách thức truyền thống này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Thời đó, nội dung của thiệp cưới đã bắt đầu phức tạp hơn. Trên thực tế, tên của mỗi khách mời được in riêng trên thiệp cưới.
 
Năm 1978, Alois Senefelder phát minh ra thạch bản. Với sự trợ giúp của kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể sản xuất loại mực rất sắc nét mà ko cần sử dụng phương pháp in khắc thiệp cưới. Trên thực tế, điều này đã dẫn tới sự xuất hiện của một thị trường thiệp cưới đại trà thực thụ. Tuy nhiên, do sự thiếu tin cậy của hệ thống bưu chính non trẻ, thiệp cưới vẫn thường được những người đưa thư cưỡi ngựa gửi đi. Để giữ thiệp cưới khỏi bị hư hại, người ta đã sử dụng 2 lớp phong bì bọc thiệp cưới.
 
Truyền thống này thậm chí vẫn còn được tiếp tục đến ngày nay. Tuy nhiên, nguồn gốc của những tấm thiệp cưới in thương mại đã có từ thời kì ngay sau chiến tranh thế giới II. Trong thời gian này, phong trào dân chủ kết hợp với sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng đã khiến quần chúng có thể bắt chước theo phong cách sống của tầng lớp thượng lưu. Hơn nữa, các nhân vật tiếng tăm như Amy Vanderbilt và Emily Post cũng bắt đầu tư vấn cho những ngươi bình thường về phong cách sống.
 
Ngoài ra, việc sử dụng thiệp cưới càng được ưa chuộng hơn bởi sự phát triển của phép nhiệt kí thiệp cưới. Mặc dù in nhiệt ko mịn và nổi bật như in khắc, nhưng nó là phương pháp ít tốn kém để hoàn thành kiểu in nổi. Kết quả, kỹ thuật này thường được gọi là phương pháp in khắc cho người nghèo. Không giống như in khắc truyền thống, phương pháp này tạo ra những chữ cái nổi và sáng trên thiệp cưới mà không cần ấn mạnh vào mặt giấy. Nhờ vậy, thiệp cưới vừa in vừa khắc rốt cuộc đã có mức giá phải chăng cho tất cả mọi người.
 


Chuyên mực in trên thiệp cưới giá rẻ, vật tư máy móc thiết bị phục vụ in lụa chính hãng
 
Vào thời nhà THANH người Trung Hoa phát minh ra cách "In Bằng Màn Lưới" tức in Lụa ngày nay. Họ lấy một thỏi đồng nướng nóng, dập cán cho thật phẳng và mỏng.Họ khéo léo đục khoét "Trổ" những chi tiết, chũ hình theo mẫu để cho mực xuyên qua bên dưới, gọi là cái "Rập" lấy mực dấm phết lên chổ "Trổ" mực xuyên qua phía dưới dính vào tấm giấy phía dưới. Xong tấm này làm tiếp tấm khác và cứ thế từng tấm từng tấm giấy được in ra nhân lên kết quả năng suất rất cao và thật đều giống nhau. Với kết quả này vào thời kỳ đó là một phát minh và là một kỳ công đáng kể.
 
Họ chưa chịu ngừng lại ở sự thành công "Trổ Rập" này mà họ luôn luôn mày mò sáng tạo, họ đóng một khung bằng gỗ, trên đó họ căn lên tấm lưới dệt bằng sợi tóc, rồi cắt các chi tiết chữ thiệp cưới, hình bằng giấy dán lên là hoàn thành công đoạn chế bản "In Bản màn Lưới" Tuy lượm thuộm nhưng việc này cũng giống như phương pháp in lụa ngày nay. Thể thức và phương pháp in lúc bấy giờ còn rất là thô sơ.
Đến năm 1885 ngành "In Lụa" thiệp cưới bắt đầu lang truyền sang Châu âu, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỉ.......Họ cải tiến từ cách đóng khung gỗ cho chắc và không cong vênh, cách căn lụa cho thật thẳng, cách gắn bản lề khung lụa lên bàn in, nhất là phương pháp "Chế bản in" cho bền chắc và sắc nét.
 
Đến đầu thế kỷ 20 các nước phát triển khắp thế giới đều biết đến "In Lụa". Sự phát triển sau đó một thời gian bị khựng lại, dậm chân tại chổ vì bị ảnh hưởng của chiến tranh thế giới lần thứ nhứt In Lụa thời bấy giờ tuy có mặt ở nhiều nước trên thế giới, nhưng về mặt kỹ thuật thiệp cưới chưa thật hoàn hảo. Mãi đến sau năm 1945 (Sau thế chiến thứ hai) ngành In Lụa mới thật sự đi vào công nghệ hóa. Châu Âu, Châu Mỹ bắt đầu vươn lên trong lĩnh vực này, các kỹ sư, kỹ nghệ gia bắt đầu nghiên cứu. Thụy sỹ nghiên cứu và chế tạo ra Lụa (Hiệu Mony,Nybolt) Anh và Đức chế tạo ra các loại mực in thiệp cưới chuyên dùng cho ngành in lụa. Mỹ có tiếng về phát minh các loại Film làm chế bản in thiệp cưới, Pháp thì rất thành công về màu vẽ và nhũ tương làm chế bản lụa thủ công, in bông trên vải sợi, tơ lụa như sau:
 
Trước tiên phát họa thiết kế thiệp cưới (Bản mẫu chính) vẽ bông gì đó, 5,6 hay7 màu tùy theo yêu cầu, kích cở chiều dài (Thường dựa vào khổ vải) 0.8m hoặc 1,2m. Chiều ngang từ 0,35m đến 0,45m. Bản mẫu phải phẳng trên mặt bàn dán dính định vị đừng cho xe dịch. Tiếp theo nấu keo Gum Arabic với nước cho hòa tan, cho bột màu Pigment vô trộn đều (Màu gì tùy ý, mục đích để khi tô vẽ dễ phân biệt chổ có và chổ không có tô vẽ)
 
Màu+Gum Arabic (Anh) hoặc Arabique (Pháp) đã pha trộn, lấy cây cọ tô vẽ một lớp lên màn lưới khung lụa (đang chồng lên maquette), nhìn thấy maquette phía dưới màn lưới- Chỉ chọn tô vẽ một màu nào đó gọi là "Tách màu" Nghĩa là mỗi một khung lụa chỉ tô vẽ tách lấy một màu duy nhất. Thí dụ: Khung lụa thứ nhất chỉ tô vẽ phấn "Màu Xanh" Khung lụa thứ hai tô vẽ tách phần "Màu đỏ"...v...v....
 
Tô vẽ tách màu xong chờ cho thật khô, lấy dầu bóng của sơn dầu Bạch Tuyết tráng đều lên toàn bộ lọt lòng khung đã tô vẽ, chờ dầu bóng khô, mang khung lụa này "Ngâm nước" khoản độ 10 phút, lấy bông gòn chà nhẹ, bột màu tô vẽ bị thấm nước nhanh chóng tan rã hết, còn lại phần dầu bóng- Bấy giờ khung lụa có hai phần. Phần bít để cản không cho mực xuyên qua bên dưới-Phần còn lại có khoảng trống thông suốt để cho mực xuyên qua xuống phía bên dưới-Dính lên sản phẩm. Đến đây coi như đã hoàn thành việc "Chế Bản Lụa" sẳn sàn chuyển qua khâu in thiệp cưới.
 
Đầu thập niên 1950 phương pháp làm chế bản lụa để in bông trên vải sợi, tơ lụa nêu trên (sáng chế của Pháp) được ông PHẠM ĐẠT TIẾN (1913-1962) ông tốt nghiệp Kỹ Sư bên Pháp, nhưng không thích ê-tô mỏ lếch mà yêu nghề in lụa từ Pháp về Việt Nam - Mở xưởng in bông ở Sài gòn.Chuyên gia công in bông cho nhiều hảng dệt vải khắp Sài gòn-Chợ lớn. Ngoài việc in bông trên vải gia công, ông Tiết còn in nhiều mặt hàng khác như: Tặng phẩm, quà lưu niệm,Thiệp giáng sinh,Thiệp chúc tết, Thiệp cưới, Lịch treo tường,, giỏ xách, túi du lịch, kiếng thủy tinh, Chai, Ly, Lọ, Bao bì giấy và nhiều mặt hàng khác.......v...v....
 
Và ngành in lụa hiện nay đã áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam trong việc in thiệp cưới. Nhưng với hạn chế về mặt thủ công, về con người, về khí hậu …in lụa đã rất lạc hậu. Chất lượng bản in thiệp cưới không đồng đều, không sắc nét, tốc độ chậm lại hay bẩn thiệp cưới.
 
Chính vì vậy mà Thiệp cưới Cung Hỷ đã tìm đến một công nghệ in khác để khắc phục những nhược điểm của in lụa (in lưới). Đó là in offset lên thiệp cưới.
 
Đây là phương pháp in phổ biến nhất và cũng phương pháp in được nhắc đến nhiều nhất đối với những người làm design thiết kế.
 
Nguyên lý của phương pháp in này đơn giản nhưng khó hình dung nếu chưa được tay sờ mắt thấy "hiện vật".
 
In offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó... phẳng lì như tờ giấy, chả thấy chìm nổi gì hết). Người ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và nước. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.25mm), trên khuôn in, phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ản, chữ viết) được cấu tạo từ một lọai nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính chất hút dầu, đẩy nước, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá trình in, trước tiên bề mặt khuôn in đuợc chà một lớp nước mỏng, lớp nước này sẽ dính ướt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới được chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên khuôn in (đang dính nước) được, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ưa dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhưng khi chà mực, mực nó không chà... tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in thiệp cưới.
Vì sao gọi là offset (offset = truyền qua): khi in bản in không ép trực tiếp lên giấy hay vật liệu in như những phương pháp in khác mà sẽ được ép lên bề mặt một tấm cao su, sau đó tấm cao su này mới được ép lên bề mặt giấy. Việc này nhằm tạo ra sự truyền mực tối ưu nhất (truyền từ bề mặt cứng --> mềm --> cứng).

Địa chỉ cung cấp thiệp cưới giá rẻ nhất hiện nay:


TRUNG TÂM TƯ VẤN CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IN THIÊN BA - NAM NINH 
Trụ sở tại Hà Nội : Số 18 Tam Trinh - Hoàng Mai - Hà Nội
 Văn phòng đại diện Tp Hồ Chí Minh: Lô A - 906 - Số 111B Chung cư Quang Thái
- Đường Lý Thánh Tông - Phường Hiệp Tân - Quận Tân Phú  


Tư vấn trực tuyến 24/7 Làm việc cả T7 và chủ nhật.
Ms Loan: 0976 249 627
Mr Hùng: 0985 748 369
Email: dinhgia369@gmail.com - nguyen.loan1408@gmail.com
Số ký tự được gõ là 250

Sản phẩm cùng loại


Mực in lụa trên áo thun...

Giá : liên hệ CSKH


Mực in lụa trên bút bi,...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC IN LỤA TRÊN THÙNG...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC IN TRÊN KIẾNG, THỦY...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC IN TRÊN TÚI GIẤY, BAO...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC IN TRÊN VẢI QUẦN ÁO...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC IN LỤA CHO MÁY IN...

Giá : liên hệ CSKH


MỰC BẠC IN TRÊN KÍNH CÁC...

Giá : liên hệ CSKH