Tư vấn lựa chọn các loại vật tư in lụa cần thiết

Đăng lúc: Thứ tư - 30/09/2015 15:16 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 3662
Trong quá trình học in lụa trước khi bắt đầu vào in ấn các bạn cần chuẩn bị các loại vật tư in lụa sau đây.
Bước  1.Chuẩn bị vật tư in lụa cần thiết:
- Film cảm quang, film vi tính hayy quang cơ: Từ mẫu vẽ ma két chúng ta thiết kế chế tạo bằng vi tính, film này dùng để làm chế bản in lụa.
- Khung in lụa: Dựa vào kích thước của film chúng ta làm khung lụa ( lụa thưa hay dày cũng tùy theo chất liệu của sản phẩm cần in để lựa chộn cho phù hợp ) sau khi có khung lụa thì đem film đi chụp làm chế bản IN LỤA.
- Dao gạt mực in lụa: Dựa và kích cỡ của CHẾ BẢN IN LỤA chúng ta sắm dao gạt mực vừa phải để gạt mực in ( và để tráng dung dịch cảm quang ) lên màng lưới ( khung lụa )
- Binder hay fixer: Tráng lên màng lưới xung quanh khung lụa ra từ 1 đến 2 cm  để cản mực khi in, không cho xuyên qua thay cho dán giấy hoặc băng keo.

Bước 2: Dung dịch cảm quang ( DDCQ ) hay còn gọi là KEO CHỤP BẢN ( KCB)
- Dung dịch cảm quang nội "tự chế" hay còn gọi là Keo PVA hay 217 ( H2CCHOOCH3 ) hoặc keo Gelatine.
Tự điều chế dung dịch cảm quang bằng keo PVA hay keo Gelatine các bạn xem công thức và kỹ thuật tráng keo và phương pháp in lụa ở những bài viết sau hoặc liên hệ TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IN NAM NINH - THIÊN BA để được giải đáp tốt nhất. Điện thoại 0976 249 627 - gặp LOAN THẦN CHÂU.
- Dung dịch cảm quang Ngoại mua của hãng TOBO
Các thương hiệu như: POTECO, ULANO, TOBO, DELTA,  PLUS, AUTOSOL, SUPERTEXT... Ở đây có Bichromate - ( HN4)2 Cr2O7 - chất bắt sáng.
Dung dịch cảm quang tự chế hay mua ở hãng thị thực hiện chế bản LỤA đều phải pha trộn với Bichromate từ 0.5 đến 1% thiếu chất bắt sáng này thì không chụp bản được. Tuy nhiên khi dùng keo chụp bản TOBO thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng để chụp mà không cần phải pha trộn thêm bất cứ loại hóa chất nào khác.

Bước 3: Chất tẩy bỏ CHẾ BẢN LỤA ( chất tẩy bản - hóa chất tẩy bản in lụa )
Permanganate - HMnO4 ( Thuốc Tím )
Đây là một chất "tẩy" - Chế bản lụa chụp hư hoặc in xong không sử dụng nữa... Permanganate phối hợp với acide Oxalic "tẩy bỏ chế bản lụa, thu hồi lại khung trông để sau này có thể CHỤP lại, CHẾ lại BẢN LỤA mới.
Các loại chất tẩy bản TOBO cung cấp:
Acide Oxalic 2H2O - H2C2O4: là một loại chất tẩy phối hợp với Permanganate "tẩy" với công dụng như trên... ngoài ra acide oxalic sử dụng tẩy sạch gạch men bị đóng bẩn rất hữu hiệu.
CYCLOHEXANONE C8H11OH ( Dầu Ông Già )
Đây vừa là chất tẩy vừa là dung môi để pha các loại mực in hữu cơ, vô cơ cũng tốt. Lau chùi mực và chế bản in rất sạch ( chỉ cần chú ý lau chùi nhẹ tay vì nó là chất tẩy )
CÁC CHẤT TẨY KHUNG IN LỤA KHÁC...
Soude Caustic ( NaOH) KoH, Stripper,... khi sử dụng dung dịch cảm quang "ngoại" chụp chế bản thương hiệu nào thì phải tẩy bằng thương hiệu đó thì mới hiệu quả ( chất tẩy dụng dịch cảm quang này không tẩy được dung dịch cảm quang khác và ngược lại. Tuy nhiên với chất tẩy dung dịch cảm quang TOBO thì với tính ưu việt và công nghệ tiên tiến của mình vừa có thể tẩy được mọi loại dung dịch cảm quang khác. Vừa thân thiện với môi trường.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Ms LOAN THẦN CHÂU để được tư vấn và báo giá VẬT TƯ IN LỤA CÁC LOẠI.

Bước 4: MỰC IN LỤA, DUNG MÔI IN LỤA, TRỢ CHẤT IN LỤA.
- Mực in lụa các loại ( IN TRÊN MỌI CHẤT LIỆU ) xem tại đây: http://mucinlua.com
Chọn mực in lụa cho thích hợp với chất liệu của sản phẩm cần in, như mực in vải, mực in lụa trên giấy, mực in túi nylon, mực in lụa trên PVC, Simili da, cao su, sành sứ, thủy tinh v...v...
Hiện nay có mực in lụa tốt nhất và đầy đủ nhất có thể chọn mực in lụa TOBO, SICO, ...
Đặc biệt với mực in lụa tạo các hiệu ứng đẹp cho in bao bì, quà tặng,... có thể tham khảo tại www.mucuv.com được làm khô bằng đèn sấy UV.
Dung mội in lụa:
Nếu dùng sản phẩm MỰC IN LỤA bình thường thì dùng dầu hôi, xăng A83, xăng công nghiệp, dầu thông.
Nếu dùng cho sản phẩm mực in cao cấp: thì dùng 783 IPI chất chậm khô, 159 Thinner, rửa mực và chế bản in lụa EC 2000 pha mực ( Sico) Chất chậm khô, chất mau khô TOBO RT 314, TOBO 442,  DM Fujisol, 3EPI 800 PVC ( Trung tâm tư vấn kỹ thuật in Nam Ninh - Thiên Ba ).
Phụ gia in lụa:
TOBO EC 1701 chống bít chế bản lụa và chất chậm khô TOBO làm cứng 2 bên CBL EC 160 Sico. IN TRAME sắc nét, đẹp không bị loang mực: dùng EC 150 SICO...

 Bước 5: Phục liệu khác.
- FILM support hoặc Film phổi để làm tắc kê "định vị" in ( 3 cục cánh bướm hay cánh chuồn chuồn chữ T)
- CỌ vẽ, cọ lông nỏ để retouche và quét dung dịch cảm quang bít các chỗ trống để chế bản lụa không cho mực xuyên qua bên kia màn lưới.
- Giấy Nhám nước: Để mài dao gạt mực ( raclette ) dán bằng keo gum Arabic, lên tấm kính 5 ly ( khi giấy nhám hư ngâm nước 10 phút là bỏ ra dán tấm mới được.
- Bông gòn + Vải vụn: để lau chùi mực, dao gạt mực, khung lụa... Mẹo tiết kiệm bông gòn lau chùi dơ bản thì thả ngâm trong bình dầu hôi, đậy nắp lại, rảnh tay vớt ra vắt khô xài lại bình thường.
- Giấy nháp: Giấy để in thử lúc ban đầu xem đạt hay chưa ( có thể lấy báo cũ )
- Sợi dây đàn hồi nhẹ đóng đinh ở đầu chính giữa treo cho khung lụa ngóc lên một khoảng hở từ 20 30 độ, khi dao gạt mực kéo tới đâu là đầu khung lụa từ từ hở cao theo tới đó. ( Tránh sản phẩm nhẹ dính theo màn lưới, khung lụa, gỡ ra dễ bị lem bẩn )
- Kìm dao kéo, búa và các dụng cụ linh tinh khác khi cẩn thiết.

Bước 6: Thiết bị dụng cụ và phụ kiện in lụa:
- Dụng cụ tráng dung dịch cảm quang
Máng chuyên dụng TOBO dao gạt mực, thước đo bán nguyệt miếng mi ca mỏng dùng để tráng dung dịch cảm quang.
- Thiết bị làm khô dung dịch cảm quang: Tráng dung dịch cảm quang xong cần làm khô bằng máy sấy tóc, quạt gió lò điện hoặc làm khô tự nhiên với ánh sáng mặt trờ sạch sẽ không có bụi bặm.
- Bộ giàn chụp bản in lụa hoặc Máy chụp bản in lụa: Có thể chụp bản in lụa bằng ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc máy chụp bản hiện đại ( chính hãng TOBO ).
- THiết bị phơi: Chọn thiết bị phơi thích hợp với sản phẩm cần in ấn như đã nói trong các tài liệu trước.
- Bàn in và bản lề: Các bạn có thể chọn một trong các loại bàn in và bản lề thích hợp với sản phẩm cần in nhất xem bài hướng dẫn chọn bản in lụa ở phần trước.
- Tắc kê và định vị sản phẩm in - 3 cục tắc kê cực kỳ quan trọng để định vị sản phẩm in ăn khớp với vị trí chế bản in - nó giúp cho quá trình in lụa in cả ngàn sản phẩm nhứ 1.
Chuẩn bị xong các thứ trên đây chúng ta sẽ tiến hành bắt đầu in thử.
Để có được trang bị đầy đủ các loại vật tư và hóa chất in lụa các bạn mới học nghề có thể liên hệ
Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ in lụa NAM NINH THIÊN BA
Nhận dạy nghề, đào tạo in lụa, tư vấn mở xưởng in lụa trên mọi chất liệu
Địa chỉ - 18 Tam Trinh - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại - 0976 249 627 Ms Loan - Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ý kiến khách hàng

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG